Thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư được nhà đầu tư quan tâm khi có nhu cầu chuyển nhượng lại dự án cho nhà đầu tư khác vì nhiều lý do trong quá trình hoạt động đầu tư. Vậy, bản chất của chuyển nhượng dự án đầu tư là gì và thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư cần đáp ứng những điều kiện nào, quy trình thực hiện ra sao?
Trong bài viết dưới đây, TKT Legal sẽ tổng hợp các nội dung liên quan đến thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư để nhà đầu tư, doanh nghiệp tìm hiểu trước khi tiến hành.
Thế nào là chuyển nhượng dự án đầu tư?
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật đầu tư 2020: Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Chuyển nhượng Dự án đầu tư là việc Nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần Dự án đầu tư cho Nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư
Nhà đầu tư được tự do chuyển nhượng dự án đầu tư khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật đầu tư 2020, cụ thể như sau:
– Dự án đầu tư hoặc phần dự án đầu tư chuyển nhượng không bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 48 của Luật Đầu tư;
– Nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu tư, một phần dự án đầu tư phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật Đầu tư, bao gồm:
- Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật đầu tư 2020.
- Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định.
- Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.
– Điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
– Điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án bất động sản;
– Điều kiện quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có);
– Khi chuyển nhượng dự án đầu tư, ngoài việc thực hiện theo quy định tại Điều này, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trước khi thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư.
Bên cạnh đó, thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư cần đảm bảo những tiêu chí như:
- Không thay đổi mục tiêu dự án
- Không thay đổi nội dung
- Đảm bảo quyền lợi khách hàng và những đối tác liên quan
Thành phần hồ sơ chuyển nhượng dự án đầu tư
Để tiến hành thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư, nhà đầu tư cần chuẩn bị các loại giấy tờ, tài liệu như sau:
- Văn bản đăng ký chuyển nhượng dự án.
- Quyết định của hội đồng thành viên hoặc của chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc của đại hội đồng cổ đông hoặc thỏa thuận của các bên hợp doanh (đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh) về việc chuyển nhượng dự án (bản chính).
- Hợp đồng chuyển nhượng dự án (bản chính).
- Các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng có xác nhận của bên chuyển nhượng.
- Báo cáo tình hình hoạt động triển khai dự án.
- Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư.
- Báo cáo giám sát tình hình hoạt động và báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm đề nghị chuyển đổi.
Quy trình thực hiện thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư
Đối với dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc trường hợp quyết định chủ trương đầu tư và dự án đầu tư đã được quyết định chủ trương đầu tư mà nhà đầu tư đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn và đưa dự án vào khai thác, vận hành:
Bước 1: Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư nộp hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Bước 2: Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ, xem xét điều kiện chuyển nhượng dự án để điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ:
Bước 1: Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư nộp hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Bước 2: Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để lấy ý kiến thẩm định về điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, đưa ý kiến về điều kiện chuyển nhượng.
Bước 4: Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, đưa ý kiến và gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bước 5: Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định về điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư.
Bước 6: Khi nhận được báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Bước 7:
- Đối với dự án không cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư được gửi cho nhà đầu tư.
- Đối với dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Khi nhận được văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư.
Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh:
Bước 1: Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư nộp hồ sơ.
Bước 2: Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để lấy ý kiến thẩm định về điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư
Bước 3: Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan xem xét, đưa ra ý kiến về điều kiện chuyển nhượng thuộc phạm vi quản lý của mình;
Bước 4: Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo về việc đáp ứng điều kiện chuyển nhượng dự án
Bước 5: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư;
Bước 6:
- Đối với dự án không cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư được gửi cho nhà đầu tư.
- Đối với dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Khi nhận được văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư.
Một số lưu ý đối với thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư
– Đối với dự án đầu tư đã được quyết định chủ trương đầu tư mà nhà đầu tư đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn và đưa dự án vào khai thác, vận hành thì không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư khi chuyển nhượng dự án đầu tư.
– Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu tư và thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư đó thì nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, sau đó thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
Trên đây, TKT Legal vừa gửi đến quý nhà đầu tư, quý doanh nghiệp những thông tin liên quan đến thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư. Trong trường hợp cần tìm đơn vị tư vấn và thay mặt thực hiện các thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước, quý khách hàng có thể liên hệ TKT Legal để được hỗ trợ nhanh chóng, chính xác.
- Tham khảo thêm các bài viết Tư vấn doanh nghiệp của chúng tôi tại Tư vấn doanh nghiệp – Tktlegal
- Tham khảo thêm các bài viết Tư vấn đầu tư nước ngoài tại Tư vấn đầu tư nước ngoài – Tktlegal
- Ngoài ra, TKT còn cung cấp dịch vụ môi giới bất động sản công nghiệp, liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline hoặc tham khảo thêm tại Trang chủ – Bất động sản công nghiệp (tktland.vn) và Dịch vụ bds công nghiệp, Dịch vụ pháp lý, Xây dựng công nghiệp (tktcompany.vn)
- Để được tư vấn trực tiếp, quý khách hàng đến văn phòng làm việc TKT tại https://maps.app.goo.gl/PrmQFEd7RsXNw7957.